Giỏ hàng

CẢI THIỆN SỨC KHỎE TIM MẠCH VỚI LỐI SỐNG LÀNH MẠNH

Một lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng - vận động - nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp trái tim khỏe mạnh và hoạt động năng suất hơn.

Trái tim có chức năng tuần hoàn máu nuôi cơ thể. Tim gần như phải hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ hoạt đống sống của con người. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tim mạch. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, ta cần thiết lập một thói quen sống lành mạnh và cân bằng.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp để tránh tử vong sớm

Dấu hiệu trái tim không khỏe

Dấu hiệu biểu hiện bệnh tim mạch có thể xuất hiện ngay tại tim hoặc các cơ quan gần đó. Bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ khiến cơ thể mệt mỏi; không đủ sức lao động; giảm chất lượng cuộc sống. Trong cuộc sống nhiều áp lực, nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch. Nếu không chú ý theo dõi, thăm khám sớm, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm như đột quỵ, ngưng tim, bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim, hở van tim…

Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề tim mạch

Đau tức ngực

Đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý tim mạch. Cường độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, có thể kéo dài vài phút hoặc thoáng qua. Một số người thấy đau tức trong lồng ngực (vị trí giữa ngực hoặc chếch về bên trái); đau ngực kèm khó thở; khó chịu khi hô hấp…cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Cảm giác đau tức có thể gia tăng khi lao động nặng hoặc cường độ cao.

Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống

Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Để phâm biệt bệnh tim với triệu chứng bệnh lý về phổi, cần kiểm tra xem có cảm giác khó thở khi nằm hay không. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ. Nguyên nhân do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

Hiện tượng phù

Hiện tượng phù xuất hiện cùng lúc với triệu chứng suy tim, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nguyên nhân do lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị ứ lại, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô làm bệnh nhân bị phù. Nếu gặp tình trạng: mặt bị căng phù, mí mắt nặng sau khi ngủ dậy; phù bàn chân vào một thời điểm trong ngày, có thể bạn đang mắc bệnh lý tim mạch.

Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức

Nếu thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức, có thể bạn đang gặp vấn đềtim mạch. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân có thể do tim hoạt động kém, không bơm máu đủ các bộ phận trong cơ thể. Từ đó, cơ quan nội tạng thiếu oxy, giảm năng suất hoạt động.

Nhịp tim có vấn đề

Người có vấn đề tim mạch thường có nhịp tim không ổn định, thường xuyên đập nhanh. Nguyên nhân khiến tim đập nhanh là để bù đắp cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Nếu cảm giác tim đập nhanh bất thường, nghe rõ tiếng trống ngực thì cần lưu ý thăm khám tim mạch ngay.

Hay lo âu

Dấu hiệu này thường xuyên bị bỏ qua do nhầm lẫn với các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, người bệnh tim mạch cũng có biểu hiện lo lắng, căng thẳng kèm biểu hiện thở gấp, tim đập nhanh, vã mồ hôi lòng bàn tay.

Bác sĩ khuyến cáo trời lạnh, người bệnh tim mạch cần chú ý những điều này |  Kênh Thời Tiết

Thói quen giúp cải thiện hiệu quả sức khỏe tim mạch

Sức khỏe tim mạch hoàn toàn có thể được cải thiện bằng cách cân bằng lối sống – dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Không chỉ là tim mạch, những thói quen dưới đây cũng giúp

Nói không với thuốc lá

Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều là nguy cơ hàng đầu gây hại lớn tới sức khỏe tim mạch. Khí carbon monoxide trong khói thuốc lá sẽ thay thế một lượng oxy trong máu. Khi đó, trái tim bắt buộc phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp hơn người không hút thuốc. Bỏ thuốc là một thói quen quan trọng giúp bạn đẩy lùi nguy cơ sức khỏe tim mạch.

Tập thể dục mỗi ngày đều đặn

Tập thể dục giúp kích thích tuần hoàn,tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Từ đó giúp cải thiện cân nặng, vóc dáng; tăng sức mạnh cơ – xương – khớp và cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn chặn huyết áp cao. Nếu bạn quá bận rộn, hãy cố gắng dành từ 30 phút – một tiếng mỗi ngày để tập môn thể thao bất kỳ. Khi tập luyện các bài tăng sức bền (tăng nhịp tim) cũng là bạn đang tập luyện cho trái tim khỏe mạnh hơn. Sau khoảng từ 3 – 6 tháng, bạn sẽ nhận thấy rõ sức khỏe cải thiện, không còn thở dốc hay mệt mỏi khi phải chạy hay lên cầu thang.

6 lợi ích của việc tập thể dục đúng cách 10 phút mỗi ngày

Dinh dưỡng lành mạnh cho tim

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh lý tim mạch cũng như cải thiện sức khỏe cơ thể. Để cải thiện sức khỏe tim mạch, bạn nên:

  • Tránh ăn quá nhiều muối và đường
  • Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn như thịt đỏ, sản phẩm sữa nguyên chất béo, thức ăn nhanh, chiên giòn, đồ hộp,..
  • Thay thế chất beo động vật bằng thực vật như quả bơ, óc chó, dầu oliu,…
  • Ăn nhiều rau, củ, quả ..
  • Ăn hai hoặc nhiều phần ăn một tuần các loại cá như cá hồi, cá ngừ… có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Tránh xa rượu bia, chất kích thích

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân – béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch vành, huyết áp cao, tiểu đường. Nhiều người thừa cân cũng thường có cảm giác khó thở, bị ép tim khi nằm. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì cân nặng trong ngưỡng BMI cho phép (chỉ sốtừ  20 – 23). Kiểm tra chỉ số BMI tại đây.

Tránh xa căng thẳng 

Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenalin và cortisol.khiến này làm tim đập nhanh hơn, gây tăng huyết áp và máu chảy mạnh hơn. Trường hợp này cũng là nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ. Từ đó, gây lắng động cholesterol gây xơ vữa động mạch, đau tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ….

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Giữa nhịp sống bận rộn, việc duy trì thói quen lành mạnh cũng khó có thể thực hiện đúng 100%. Do vậy, ngoài thay đổi lối sống tốt, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các nguy cơ sức khỏe tim mạch.

Khám kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ bao gồm những gì?

Nguồn tham khảo:

Trang thông tin Viện Tim mạch Việt Nam

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Facebook Youtube Zalo Top